Góp gạo thổi cơm chung
Trước nay trong giới sinh viên có lưu truyền câu nói: kiêu – xiêu – yêu – liều tóm tắt ngắn gọn tâm lý của cá bạn sinh viên nữ. Yêu trở thành mốt, trở thành một trào lưu. Thấy bạn có người yêu trong khi mình không có sao mà cảm thấy thua thiệt, thiếu thốn. Vậy là tự nhiên trong giới sinh viên có một làn sóng ngầm thúc đẩy nhau “góp gạo thổi cơm chung”.
Hiện tượng nam nữ yêu nhau và có sự gắn bó, chung chi về tiền bạc, tài sản đã không còn là chuyện lạ trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng như mọi vấn đề khác, cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực.
Khi yêu, con người ta thường rất ích kỷ, họ chỉ muốn nhất nhất lúc nào cũng được ở bên nhau. Từ ý nghĩ ban đầu là cần nhau để cùng sẻ chia những nỗi buồn vui khi xa nhà, nhớ gia đình; việc quyết định góp gạo thổi cơm chung của các bạn sinh viên cũng là một giải pháp. Góp gạo thổi cơm chung - đó cũng là một cách nghĩ hay vì giảm được chi phí ăn uống mà vẫn đảm bảo đủ chất luợng và số lượng cho mỗi người. Song không phải ai cũng cho rằng việc góp gạo thổi cơm chung là tốt, là hay, là thuận tiện. Bởi bên cạnh đó là những tổn thương về mặt tinh thần không thể thấy ngay trước mắt. Nếu “góp gạo” không thành “cơm” thì các bạn nữ sẽ cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống. Các bạn nam, nếu là người có trách nhiệm, cũng sẽ không khỏi áy náy khi vì nhiều lý do.
Góp gạo thổi cơm chung sẽ tốt khi các bạn trẻ xác định được đây là một điểm tựa, một bước khởi đầu làm nền tảng cho tương lai. Nhưng sẽ là xấu và rất xấu khi họ đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời.
Vậy, theo các hàng xóm “liệu cơm chung có ngon hay không?”. Các hàng xóm cùng chia sẻ với Thế giới là một ngôi làng về quan điểm của mình tại đây nha:
(Cyworld.vn)
Tags: